Đồ hoạ của Lauren Martin với nghệ thuật

Look up at the stars and not down at your feet. Try to make sense of what you see, and wonder about what makes the universe exist.

Bắt đầu từ những nét vẽ nhẹ nhàng dễ thương cho đến khi phủ sóng lên cả những bức tranh đầy tính chất chính trị, nghệ thuật đồ họa của Martin luôn mang theo một nét đặc trưng khó có thể thay thế 

Khi bạn cảm thấy bụng mình đang reo lên như hồi chuông báo thức mỗi sáng của bạn, thì những bức họa của Lauren Martin hứa hẹn sẽ làm chuông reo to hơn nữa bởi bữa tiệc đồ họa ngon mắt và vô cùng cuốn hút trong từng bức họa và vô vàn các áp phích của cô. “Tôi như thể bị nghiện đồ ăn vậy! Đồ ăn là ngôn ngữ tình yêu riêng đối với một tâm hồn ăn uống như tôi và tôi thích việc tưởng tượng rằng mỗi món ăn đều có linh hồn riêng của nó.” Martin nói “Tôi thường xuyên mường tượng ra đồ ăn như đồ chơi trong phim ‘Toy Story’ chúng cũng có cuộc sống bí mật khi chúng ta quay mặt đi”

Gương mặt nhỏ xinh mà cô thường xuyên cho vào các bức tranh của mình như một phần thiết yếu chính là yếu tố thu hút một lượng lớn khán giả. Những bức họa này, khi nhìn, lập tức chúng ta liên tưởng đến những bức ảnh chụp đồ ăn vào những thập niên 70 nhưng ngoài ra, Martin tiết lộ cô học được từ rất nhiều tư liệu. “Tôi thật sự cảm thấy tôi bị ảnh hưởng bởi nhiều loại nghệ thuật khác nhau. Nếu tóm tắt lại thì tranh của tôi có hơi hướng anime của Nhật Bản, thêm một chút của phim hoạt hình cũ của Mỹ, một chút của Nathalie Du Pasquier, thêm chút Ingres và thêm hai chút của lối vẽ tĩnh vật của các tiền bối ở Hà Lan. Nhưng những danh sách này thì phải nói là dài vô tận và luôn thay đổi theo thời gian” cô giải thích.

Gương mặt nhỏ xinh mà cô thường xuyên cho vào các bức tranh của mình như một phần thiết yếu chính là yếu tố thu hút một lượng lớn khán giả. Những bức họa này, khi nhìn, lập tức chúng ta liên tưởng đến những bức ảnh chụp đồ ăn vào những thập niên 70 nhưng ngoài ra, Martin tiết lộ cô học được từ rất nhiều tư liệu. “Tôi thật sự cảm thấy tôi bị ảnh hưởng bởi nhiều loại nghệ thuật khác nhau. Nếu tóm tắt lại thì tranh của tôi có hơi hướng anime của Nhật Bản, thêm một chút của phim hoạt hình cũ của Mỹ, một chút của Nathalie Du Pasquier, thêm chút Ingres và thêm hai chút của lối vẽ tĩnh vật của các tiền bối ở Hà Lan. Nhưng những danh sách này thì phải nói là dài vô tận và luôn thay đổi theo thời gian” cô giải thích.

Từng là cựu học sinh của trường National Academy of Design và sau đó, sau vài đổi thay trong cuộc sống, hiện tại tại Fashion Institute of Technology, cô đang có động thái ủng hộ một số nguyên tắc về thiết kế mới sau một số thử nghiệm. Bây giờ cô đang hoạt động dưới hai vai trò là một nhà thiết kế đồng thời là một họa sĩ vẽ minh họa, cô thường xuyên kết hợp cả hai vào những tác phẩm của mình nhằm tìm ra sự mới mẻ và đột phá. Cô chủ yếu làm việc bằng chiếc iPad Pro của mình. “Tôi có thể nói những bức tranh hình họa của tôi có mang hơi hướng của thiết kế nhưng đồng thời thiết kế của tôi cũng hơi hướng minh họa” cô chia sẻ “Tôi thích các ứng dụng thực tế được thiết kế độc đáo – tôi rất thích cái cảm giác nhìn thấy sản phẩm của mình trên các mặt hàng, cảm giác thật sự rất thú vị”

Gần đây, Martin đang tham gia biên tập minh họa một số dự án, có thể kể đến như LA Times, Bumble, và sắp tới là chương trình SnowPiercer. “Tôi có hứng thú với công việc biên tập vì tôi có thể nhận được kha khá các dự án có thể đem lại nguồn cảm hứng để tôi vẽ những thứ tôi chưa từng vẽ.” Martin giải thích. “Cảm giác vẽ một thứ chưa bao giờ bạn thử vẽ vô cùng thú vị.”

Martin muốn có một kịch bản của một cảnh quay viết ngắn gọn súc tích nhằm giúp cô có cái nhìn tường tận nhất thông điệp cần truyền tải và có thể truyền đạt lại theo cách tốt nhất cô có thể làm. Nếu kịch bản được viết rõ ràng và Martin hiểu một cách chính xác việc cô cần làm thì mọi chuyện sẽ được giải quyết nhanh chóng chỉ sau 20 phút. Tuy nhiên, với một số yêu cầu về đồ họa khá phức tạp thì cả thể mất đến vài ngày chỉ để phác họa và sửa đi sửa lại.

“Với các tác phẩm gần đây nhất của tôi, đa số là thiên về chính trị, tôi biết chính xác ý tưởng và thông điệp tôi muốn lan tỏa, điều đó giúp tôi hoàn thiện bức tranh nhanh chóng và tác phẩm trông cũng rất hài hòa.” Cô nói.

Dù việc có thêm nhiều ý tưởng để sáng tác là một lợi thế lớn khi tham gia vào những dự án này, Martin nhận ra đằng sau là một số khó khăn nhất định của những họa sĩ hoạt động tự do (hay còn gọi là freelancer) . “Những chuyện như đàm phán về giá cả hay hợp đồng, gửi file, chốt đơn hay thủ tục thanh toán thường gây mệt mỏi và khá phiền toái.” Cô nhận định “Tôi có thể thấy rằng lượng kiến thức bạn có thể tự tìm hay tự học còn khá hạn chế, đặc biệt trong ngành nghề này, và đó cũng là một khó khăn cho các tân binh. May thay, lúc chập chững vào nghề, tôi đã có những người bạn đồng nghiệp hướng dẫn và chỉ bảo tận tình.”

Bố cục đầy tự nhiên và mang hơi thở của sự tích cực luôn được đem vào tác phẩm của Martin, nơi ngay cả những sự vật tưởng chừng như u ám nhất cũng có thể biến thành một sự vật được nhân hóa có hồn, tràn ngập niềm vui và hạnh phúc, và đó cũng chính là thông điệp Martin đã luôn truyền tải. “Tôi muốn thể hiện tất cả những cung bậc cảm xúc tích cực nhất : vui vẻ, hạnh phúc, hy vọng… Sau tất cả tôi chỉ muốn gửi đến thế giới muôn màu này một cái gì đó thật yên bình như thể một cốc sôcôla nóng trong buổi chiều đông.”

Leave a Comment